NHU CẦU ĐƯỢC YÊU THƯƠNG

NHU CẦU ĐƯỢC YÊU THƯƠNG
NHU-CAU-DUOC-YEU-THUONG-47

Nhà tâm lý học Harry Harlow đã làm cả thế giới nhìn nhận lại về sự sinh tồn của con người và nhu cầu được yêu thương qua cuộc thí nghiệm của ông. Ông cách ly các chú khỉ con mới sinh khỏi mẹ chúng nó, và theo dõi sự phát triển của các chú khỉ con. Các chú khỉ con dần trở nên tự kỉ, sợ sệt, và trầm cảm. Harlow cuối cùng đã thử đặt hai con khỉ mẹ giả, một con được làm bằng khăn, một con được làm bằng kim loại nhưng lại có sữa, ở cuối phòng và mở cửa cho chú khỉ con chạy đến. Harlow và cả thế giới đã ngạc nhiên khi chú khỉ chạy tới chỗ khỉ mẹ được làm bằng khăn thay vì khỉ mẹ kim loại. Hành động của các chú khỉ này đã cho thế giới thấy rằng thức ăn thức uống không phải là thứ duy mà chúng ta cần để sinh tồn. Tình yêu đóng vai trò cực kì quan trọng cho sự phát triển của con vật và con người. Chúng ta là động vật cần được yêu thương.


Sau cuộc thí nghiệm này, các nhà tiến sĩ đã tập trung nghiên cứu về mối quan hệ của trẻ em và người chăm sóc chúng và sự phát triển của các đứa trẻ. Cuối cùng, họ đã kết luận được 4 mối quan hệ.

1/ SỰ GẮN BÓ AN TOÀN (Secure Attachment):
* Trẻ em không thể nào sống nếu thiếu người chăm sóc, và chúng biết điều đó. Vì thế bản năng tự nhiên của các đứa trẻ trong mối quan hệ này là luôn nhìn cha, mẹ, hoặc người chăm sóc chúng.
* Mối quan hệ này được xây dựng khi đứa trẻ cảm thấy an toàn bên người chăm sóc, và chúng tin tưởng người chăm sóc.
* Mỗi khi cha mẹ hoặc người chăm sóc rời khỏi tầm mắt chúng, chúng sẽ khóc vì trẻ em chưa có khái niệm về sự tồn tại của một vật thể không nằm trong tầm nhìn (tức là trẻ em nghĩ mọi vật chỉ tồn tại nếu chúng thấy vật đó).
* Khi người chăm quay lại, chúng sẽ ôm người chăm sóc và nín khóc.
* Nghiên cứu cho thấy trẻ con lớn lên trong mối quan hệ này sẽ rất bản lĩnh và tự tin. Chúng sẽ dễ dàng giao tiếp và tạo mối quan hệ mới. Những đứa trẻ lớn lên trong mối quan hệ này sẽ rất thành công.

2/ SỰ GẮN BÓ TRÁNH NÉ (Avoidant Attachment):
* Trẻ con trong mối quan hệ này bị cô lập và chúng không cảm nhận được sự gắn kết của người chăm sóc. Chúng né tránh người chăm sóc.
* Trong mối quan hệ này, người chăm sóc không quan tâm các đứa trẻ, người chăm sóc không đáp ứng những yêu cầu của chúng (cho sữa hoặc dỗ dành), và người chăm sóc bỏ lơ chúng.
* Những đứa trẻ này sẽ không khóc khi không có người chăm sóc, và chúng không bày tỏ cảm xúc với người chăm sóc.
* Các đứa trẻ lớn lên trong mối quan hệ này gặp khó khăn trong việc giao tiếp. Chúng xa lánh thế giới bên ngoài, và không thích tiếp xúc với mọi người xung quanh. Những đứa trẻ này rất độc lập và không tình cảm. Chúng ngại khám phá thế giới xung quanh, và không giỏi về việc bày tỏ cảm xúc.
* Nghiên cứu cho thấy đa số các đứa trẻ trong viện mồ côi sẽ có mối quan hệ này

3/ SỰ GẮN BÓ NƯỚC ĐÔI (Ambivalent Attachment):
* Những đứa trẻ trong mối quan hệ này thu khép bản thân chúng lại. Người chăm sóc chúng lúc yêu thương lúc đánh đập khiến đứa trẻ bối rối và sợ sệt. Nghiên cứu cho thấy môi quan hệ này diễn ra ở những gia đình nghiện ngập và hay bạo hành.
* Những đứa trẻ này khi không thấy cha mẹ sẽ khóc, nhưng khi cha mẹ quay lại cũng không thể giúp được tâm lý của cái đứa trẻ. Chúng vừa sợ người chăm sóc, nhưng lại vừa lệ thuộc vào người chăm sóc
* Những đứa trẻ lớn lên trong mối quan hệ này hay bị trầm cảm. Chúng hay lo âu và không thể tự lập. Chúng xa lánh thế giới bên ngoài vì tự ti, nhưng không thể tiến tới vì sợ sệt. Những đứa trẻ này luôn sống trong sự mặc cảm. Chúng cảm thấy thế giới không cần chúng. Chúng mất khái niệm về yêu thương và không biết xây dựng mối quan hệ với người khác. Những đứa trẻ này không thành công trong việc xây dựng mối quan hệ, và luôn lệ thuộc vào người khác.

4/ SỰ GẮN BÓ HỖN LOẠN (Disorganized Attachment):
* Những đứa trẻ trong mối quan hệ này không hiểu được khái niệm về tình yêu. Chúng không định hình được người nào là người chăm sóc và chúng dần xa lánh và né tránh người chăm sóc.
* Người chăm sóc không rõ ràng, và hành động thiếu dự đoán.
* Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ giành nhiều thời gian ở nhà trẻ có khả năng xây dựng mối quan hệ này bởi vì chúng không biết ai mới là người chăm sóc chúng chính. Mỗi người có một cách biểu hiện khác nhau khiến chúng nhầm lẫn và bối rối.
* Những đứa trẻ lớn lên trong mối quan hệ này sẽ thiếu niềm tin ở người khác. Chúng không biết cách xây dựng mối quan hệ và thất bại trong việc xử lý tình huống.

Nuôi một đứa trẻ không phải chỉ cho chúng ăn và cho chúng chỗ ngủ. Nuôi một đứa trẻ là bảo vệ linh hồn của chúng. Con người chúng ta cần sự yêu thương. Với hầu hết các động vật chỉ ăn uống để sống, chúng ta cần tình yêu. Trẻ con có thể không nhớ nhiều về những gì chúng trải qua khi bé, nhưng những gì chúng trải qua đã tạo cho chúng những thói quen như né tránh và sợ sệt. Gia đình là môi trường đầu tiên chúng tiếp xúc. Vì thế nếu môi trường này không vững chắc, tâm lý của các đứa trẻ sẽ không đủ khoẻ mạnh để bước vào một môi trường khác. Sức khoẻ tâm lý quan trọng như sức khoẻ thân thể. Vì thế đừng nghĩ trẻ con chỉ cần sống về mặt thể chất mà không cần sống về mặt tinh thần

Trưởng nhóm dự án Yêu thương cho con

 

Ngày: 9/5/2020 - đăng bởi: giangnguyen
giangnguyen 05/09/2020 09:50:00 AM

Tag: #Trò chuyện cùng chuyên gia tâm lý



:

----------------